A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bế mạc lớp truyền dạy cồng chiêng, múa xoang tại thôn Trăng Nó - Kon Blo, xã Đăk Kôi

Trong thời gian gần 1 tháng, 32 học viên là các em thiếu niên,  đã được 4 nghệ nhân trong làng truyền dạy 3 bài chiêng: Đón xuân, Mừng lúa mới, Mừng nhà rông mới và 5 điệu múa xoang truyền thống.

Đ/c Phan Văn Hoàng – P.Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh

phát biểu tại buổi lễ

 

Đồng chí Đình Thị Hồng Thu - HUV- PCT-UBND huyện Kon Rẫy phát biểu chỉ đạo thêm tại lễ bế mạc múa xoang, cồng chiêng tại thôn Trăng Nó - Kon Blo

Tham dự Lễ bế mạc có đồng chí Đình Thị Hồng Thu - HUV- PCT-UBND huyện Kon Rẫy phát biểu chỉ đạo thêm tại lễ bế mạc múa xoang, cồng chiêng tại thôn Trăng Nó - Kon Blo xã Đăk Kôi; đồng chí Phạm Viết Thạch –Trưởng Phòng VH&TT-DL huyện; Có đồng chí Trương Hồng Doanh – HUV-BT Đảng uỷ xã; các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN và cùng có các ban ngành của xã, thôn, các nghệ nhân và các học viên tham dự.

            Quang cảnh buổi lễ bế mạc lớp cồng chiêng, múa xoang tại thôn Trăng Nó- Kon BLo

Qua hơn 90 buổi truyền dạy, với sự tâm huyết, tận tình của các nghệ nhân, các em học viên đã thành thạo các bài chiêng cũng như các điệu múa xoang thường sử dụng trong các lễ hội.

Đc: Đinh Thị Hồng Thu - HUV-Phó chủ tịch UBND huyện đến tham tặng quà cho bà Y Roan ba mẹ Việt Nam anh hùng tại thôn Trăng Nó - Kon BLo

Đây là lớp truyền dạy cồng chiêng thứ 3 được tổ chức trên địa bàn xã Đăk Kôi trong năm 2023, qua đó góp phần duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Thông qua lớp học nhằm giữ gìn, bảo tồn có hiệu quả di sản văn hóa cồng chiêng trước những tác động của đời sống xã hội hiện đại. Từng bước khôi phục lại không gian văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người dân tộc thiểu số không có cồng chiêng. Từ đó tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư về việc duy trì, truyền dạy văn hóa cồng chiêng trên địa bàn xã. Nâng cao nhận thức, vai trò của các chủ thể văn hóa trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống và đời sống tinh thần trong đồng bào các dân tộc thiểu số của người Xơ Đăng tại chỗ, đặc biệt là những thôn, làng không có cồng chiêng.

 

                                                                                         Ảnh, tin bài: A Nóc

 


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 25
Hôm qua : 50
Tháng 05 : 666
Tháng trước : 1.205
Năm 2024 : 6.471
LIÊN KẾT